Lấy cảm hứng dựa trên hiệu ứng cánh bướm, Song Song là bộ phim mang yếu tố giả tưởng và cần đến sự hỗ trợ của kỹ xảo trong những cảnh quay quan trọng. Nhà sản xuất mới đây đã tiết lộ clip hậu trường về quá trình hậu kì làm kỹ xảo chop him khiến không ít khán giả thích thú.
Một ngày quay và một tuần chuẩn bị cho 20 giây thay đổi quá khứ trên phim
Một trong những phân cản quan trọng nhất tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho phim chính là cuộc gặp nhau định mệnh của hai nhân vật sống ở hai mốc thời gian 1999 và 2020. Khi Trang (Nhã Phương) vô tình nhấn vào chiếc máy quay của Phong (Thuật Phát) – cậu bé đã qua đời cách đây 21 năm, không gian như đứng lại và cô nhìn thấy những hình ảnh của chính mình ở trước đó, tiếp nối là hình ảnh của căn phòng dần được tua ngược về 21 năm trước. Khi Trang bắt gặp Phong ở thời điểm cậu bé còn sống tại căn phòng mình đang đứng, cả hai cùng nhấn nút khởi động chiếc máy quay, kết nối giữa họ ngay lập tức xảy ra.
Kỹ thuật motion control (điều khiển chuyển động) đã được sử dụng để tạo nên những thước phim đặc biệt này. Ê kíp đã xây dựng riêng một căn phòng trong phim trường để tiện tháo dỡ, cũng như thay đổi các trạng thái khác nhau của căn phòng ở những khoảng thời gian và thực tại khác nhau. Một con robot (thiết bị motion control) được đặt vào căn phòng để ghi lại những di chuyển của camera theo lập trình có sẵn. Các diễn viên cũng được chia ra từng lớp để tập luyện và diễn xuất với robot trước, để đi đúng những điểm và khoảng thời gian đã được robot lập trình.
Cảnh quay này chỉ có thời lượng khoảng 20 giây trên phim, nhưng đoàn phim đã mất nguyên một ngày quay, và một tuần chuẩn bị trước đó. Song Song cũng là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam sử dụng motion control và thực tế đã mang lại cho khán giả đã có được một trải nghiệm rất mới lạ với cảnh quay đặc biệt này.
Cảnh quay mạo hiểm của Nhã Phương
Một phân cảnh phức tạp khác của phim là khi Trang nhảy lầu. Chứng kiến hành động đó, một nhân vật đã đập vỡ cửa kính và lao ra theo cô. Ê kíp đã thực hiện cảnh quay tại hai địa điểm: tại bối cảnh thật của một chung cư, và tại phim trường. Đoàn phim đã dựng một ban công và hạ xuống thấp để hạn chế những thương tích khi Nhã Phương nhảy. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cả hai diễn viên, những hình ảnh về chiếc cửa kính được đập vỡ được thực hiện hoàn toàn bằng CGI. Phân đoạn được thực hiện trên phông xanh, để sau đó thêm quang cảnh thành phố và cảnh đập vỡ kính. “Dù không phải là một cảnh quay quá đặc biệt về kỹ xảo nhưng ê kíp cũng cần nhiều bước chuẩn bị để quá trình hậu kỳ được suôn sẻ” – Giám đốc kỹ xảo Thierry Nguyễn chia sẻ.
Kỹ xảo biến cơn bão thành nhân vật đặc biệt trong phim
Trong Song Song, những cơn bão có tần suất xuất hiện rất nhiều, ở cả quá khứ và hiện tại. Vì không thể quay thật hiện tượng thời tiết này, phim đã tạo ra những cơn bão từ khổng lồ và hiệu ứng của nó bằng CGI. Cụ thể trong phân cảnh điểm nhấn là sấm sét của một cơn bão đánh vào nhà máy thủy điện, tổ kỹ xảo đã phải tạo ra rất nhiều hiệu ứng về mưa, sét, bầu trời để mang lại hình ảnh và cảm giác chân thật nhất cho khán giả. Chính nhờ vậy mà cơn bão trở thành một nhân vật đặc biệt trong Song Song, vừa thể hiện cảm xúc của phim, vừa đóng vai trò ngầm dự báo cho những biến cố sắp xảy đến với các nhân vật.
Cùng khám phá các kỹ thuật được sử dụng:
M.T