Sáng thứ Năm ngày 26/12/2019, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm lần 2.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một giải thưởng có truyền thống hơn hai mươi năm do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức dành cho các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc thuộc các loại hình thức văn học nghệ thuật nhằm tôn vinh những sáng tạo của văn nghệ sĩ thành phố.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm lần thứ 2 (2012 – 2017) đã được Thành phố tổ chức Lễ công bố và trao tặng Giải thưởng một cách trang trọng vào tháng 4 vừa qua tại Nhà hát Thành phố.
Để góp phần lan tỏa giá trị của các tác phẩm đạt giải, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố tiếp tục tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật đạt giải thưởng vừa qua bao gồm các lĩnh vực: Văn học; Âm nhạc; Sân khấu; Điện ảnh; Mỹ thuật; Nhiếp ảnh; Lý luận phê bình; Múa.
Chương trình Giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm lần 2 đã giới thiệu đến các đồng chí, quý đại biểu và quý độc giả 09 ấn phẩm của 4 đơn vị liên kết với Liên hiệp để xuất bản, tái bản với tổng cộng 11.000 cuốn sách; là tác phẩm của 23 tác giả – nhóm tác giả thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như sau:
- Văn học gồm 7 tác phẩm:
- Truyện ký “ Ở R – Chuyện kể sau 50 năm”. Tác giả: Lê Văn Thảo.
- Tiểu thuyết “ Phượng Hoàng”. Tác giả: Văn Lê.
- Tiểu thuyết 2 tập “ Trong cơn lốc xoáy”. Tác giả: Trầm Hương.
- Trường ca “ Bước gió thần kỳ”. Tác giả: Phan Hoàng.
- Trường ca “ Giữa ngày và đêm”. Tác giả: Phạm Sỹ Sáu.
- Tập thơ “ Âm thanh những giấc mơ”. Tác giả: Trần Hữu Dũng.
- Tiểu thuyết “ Hoa hướng dương”. Tác giả: Đồng đen.
- Lý luận phê bình gồm 2 tác phẩm:
- Công trình lý luận phê bình mỹ thuật “Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – Một thoáng hôm nay, một chút xưa…”. Tác giả: Huỳnh Văn Mười.
- Công trình lý luận phê bình điện ảnh “ Phương pháp phê bình điện ảnh”. Tác giả: Trần Luân Kim.
- Mỹ thuật gồm 6 tác phẩm:
- Tranh sơn dầu “ Bình Lợi ngày mới”. Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn.
- Tượng đồng “ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh”. Tác giả: Lê Lang Biên.
- Tượng đồng “ Chân dung nhà thơ”. Tác giả: Phan Thị Gia Hương.
- Tranh thủy mặc “ Hợp Lực”. Tác giả: Trần Văn Hải.
- Tranh sơn dầu “ Sức sống Thành phố”. Tác giả: Lê Xuân Chiểu.
- Tranh sơn khắc “ Mùa Xuân trên Bến Nhà Rồng”. Tác giả: Nguyễn Thị Tố Uyên.
- Nhiếp ảnh gồm 7 tác phẩm:
- Ảnh bộ “ Vượt qua bóng tối”. Tác giả: Trần Thế Phong.
- Ảnh bộ “ Độc đáo bờ biển Việt Nam”. Tác giả: Nguyễn Minh Tân.
- Ảnh đơn “ Má vui lê nghe”. Tác giả: An Dung.
- Ảnh đơn “ Thành phố mang tên Bác”. Tác giả:Kha Thành Trí Đạt.
- Ảnh bộ “ Thanh niên làm theo lời Bác”. Tác giả: Lê Thanh Sơn.
- Ảnh bộ “ Xe buýt thân thiện”. Tác giả: Lê Hữu Dũng.
- Ảnh bộ “ Xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi”. Tác giả: Võ Văn Hoàng.
- Thư pháp gồm 1 tác phẩm:
- Tập thư pháp “ 40 năm huy hoàng”. Tác giả: Chi hội Thư pháp, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP. Hồ Chí Minh.
Sau chương trình giới thiệu các ấn phẩm, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục công tác đẩy mạnh kế hoạch phát hành các ấn phẩm đạt giải đến các Hội thành viên, các văn nghệ sĩ, các cơ quan đơn vị; đặc biệt tập trung phát hành các cuốn sách có giá trị cao này đến hệ thống thư viện thành phố và các quận – huyện, các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; để thành quả sáng tạo của văn nghệ sĩ tiếp tục được lan tỏa, vươn cao, bay xa, đến với nhiều giới công chúng yêu thích văn học nghệ thuật; góp phần tích cực xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân thành phố.
SD